Chó ngao tây tạng – “Chúa tể thảo nguyên”

Chó ngao Tây Tạng mang thân hình đồ sộ và tính cách dũng mãnh được xem là mãnh khuyển của Trung Quốc. Chúng được người nuôi đặt trọn niềm tin khi là một trong những loài thú cưng vô cùng trung thành với chủ nhân của mình. So với các giống chó khác, chó Ngao Tây Tạng có nguồn gốc và  đặc điểm vô cùng khác biệt. Bạn cũng cần chăm sóc chúng theo một chế độ riêng để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Dưới đây là các thông tin quan trọng mà mọi người cần phải biết trước khi nuôi một chú chó ngao Tây Tạng.

Nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng là giống chó có nguồn gốc từ vùng núi cao nguyên Tây Tạng của dãy núi Himalaya. Một trong những vùng lãnh thổ của Trung Quốc có chiều cao trên 8000m so với mực nước biển. 

Theo các thông tin ghi chép, vào năm 1847 chó Ngao Tây Tạng được đưa đến châu Âu và bắt đầu được thế giới biết đến rộng rãi. Đến 1874 một cặp chó ngao đã được hoàng tử Edward nhập khẩu vào nước Anh. Nhưng mãi đến năm 1976, giống chó này mới bắt đầu được nhân giống và chọn nuôi phổ biến ở châu Âu cùng nhiều nước phương Đông.

Đặc điểm đặc trưng của chó ngao Tây Tạng

Đặc điểm đặc trưng của chó ngao Tây Tạng

Được mệnh danh là mãnh khuyển khổng lồ của Trung Quốc, Chó Ngao Tây Tạng mang thân hình đồ sộ nhất so với các giống chó khác. Đối với một chú chó ngao trưởng thành, chúng có thể nặng đến 90kg và cao khoảng 80cm. Trong một vài trường hợp đặc biệt, một chú chó ngao có thể đạt cân nặng khủng khoảng 110kg và cao 120cm.

Chó ngao mặc dù có thân hình to lớn, nhưng lại trông rất cân đối. Cơ ngực, cơ vai, cơ đùi và cơ hông của chó khá săn chắc. Ngay bên dưới thân mình, 4 chiếc chân to lớn tựa như bốn bàn trụ vững chãi giúp cho chó ngao có được những bước đi oai vệ. 

Phần đầu chó ngao Tây Tạng trông rất phương phi khi có kích thước lớn. Khuôn mặt chó hơi xệ nhìn có vẻ lạnh lùng và lì lợm. Mõm chó dài rộng nhưng vuông góc. Trong khi đó đôi tai to của chó ngao cũng rất dài và lúc nào cũng buông thõng nếu đứng yên. 

Giống chó ngao sở hữu bộ lông xù với lớp lông ngoài cứng dài và lớp lông trong ngắn, mềm. Lông chó có màu đen, nâu, vàng, cam, xám hoặc các màu kết hợp như nâu – đỏ, đen –  nâu hoặc đen – vàng. Đặc Biệt phần lông cổ chó dài và bông xù giống như bờm sư tử càng giúp chó ngao trông oai phong và dũng mãnh.

Nói về đặc điểm tính cách, chó ngao là giống chó hung dữ, nguy hiểm nhưng cực kỳ trung thành. Chúng cũng là giống chó ương bướng và có sự cảnh giác cao độ với người ngoài. 

Phân loại chó ngao Tây Tạng

Phân loại chó ngao Tây Tạng

Giống chó ngao Tây Tạng đã được người xưa phân loại từ 1.500 năm trước. Dựa trên đặc điểm giống loài, người ta chia giống chó này ra thành:

  • Chó ngao Do – Khyi: Đây là dòng chó ngao sở hữu kích thước cơ thể vừa phải và không quá khổng lồ. Nhưng đổi lại chúng lại mang tính cách vô cùng hiếu chiến và hung hăng trước kẻ thù. Loài chó Ngao thường được nuôi bên trong các làng mạc để bảo vệ nhà cửa và gia súc của người dân. Đồng thời giúp mọi người tránh khỏi sự tấn công của các loài thú dữ.
  • Chó ngao Tsang – Khyi: Là loài chó Ngao sở hữu kích thước cơ thể khổng lồ. Trong đó chú chó ngao lớn nhất có thể phát triển cân nặng lên đến 110kg. Tuy nhiên, mãnh khuyển lại mang tính cách hiền hòa hơn so với giống chó ngao Do – Khyi. Chúng thường được nuôi để phục vụ cho việc gác đền, gác chùa. Hoặc bảo vệ nhà sư, tu sĩ và các vị Lạt Ma. 

Cách nuôi chó ngao Tây Tạng

Cách nuôi chó ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng mang kích thước cơ thể khổng lồ có chế độ ăn đặc biệt hơn các dòng chó khác. Vật nuôi có tính cách hung hăng cũng cần được thuần hóa và huấn luyện ngay từ lúc ban đầu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nuôi chó Ngao Tây Tạng mà bạn nhất định phải biết:

1. Chó Ngao Tây Tạng ăn gì?

  • Đối với chú chó từ 2 đến 4 tháng tuổi: Bạn chỉ nên cho chó ngao ăn cơm cùng với các loại thịt nạc xay nhuyễn. Hoặc sử dụng loại thức ăn khô ngâm mềm. Mỗi ngày người nuôi hãy cho thú cưng ăn ba bữa ba với thời gian cách đều nhau.
  • Đối với chú chó từ 4 đến 8 tháng tuổi: Bạn cần bổ sung hàm lượng protein cho vật nuôi phát triển. Một số loại thực phẩm lý tưởng nhất mà người nuôi cần cho chó ngao ăn là thịt bò, thịt lợn, cổ gà, cổ vịt và các loại nội tạng động vật. Số lượng thức ăn lúc này cần được nhân đôi, nhưng số lượng bữa ăn cần được cắt giảm xuống hai bữa một ngày.
  • Đối với chó ngao từ 8 đến 12 tháng: Lúc này người nuôi có thể bổ sung  các loại thịt tươi để vật nuôi luyện tập cơ hàm. Điển hình như thịt bò, thịt cừu và thịt dê. Bạn cũng có thể cho thú cưng gặm thêm xương ống và ăn từ 2 đến 3 quả trứng vịt mỗi ngày. Đến giai đoạn này, mỗi ngày chó ngao cần được cho ăn một bữa chính và một bữa phụ.
  • Đối với giống chó Ngao trên 1 tuổi: Đây là lúc mà chúng cần được cho ăn ít nhất 1kg thực phẩm mỗi ngày. Khẩu phần lý tưởng dành cho chó ngao được gợi ý là 500 g thịt bò + 500g xương ống + 10 quả trứng vịt. Song song đó, mọi người cần bổ sung thêm thức ăn khô và rau, củ, quả để vật nuôi dễ tiêu hóa. Số lượng bữa ăn cần được điều chỉnh dựa trên cân nặng của chó ngao.

Lưu ý: 

  • Sau khi chó ngao vận động từ 1 đến 2 tiếng mới nên cho chúng ăn. 
  • Chỉ nên cho thú nuôi vận động khi đã ăn được từ 1 đến 2 tiếng.
  • Đối với chú chó ngao trên 6 tháng tuổi, thức ăn nên được để nguyên khối để chúng cắn xé nhằm phát triển cơ hàm.
  • Không nên cho chó ngao trưởng thành ăn các loại thực phẩm có chất béo. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại hải sản cho vật nuôi.
  • Cho chó ăn uống đúng giờ. Không cho ăn quá no hoặc quá đói. Khay nước uống cần được để sẵn và thay 3 lần/ngày. 
  • Cần vệ sinh sạch sẽ bát ăn, khay nước và chỗ ở của thú cưng thường xuyên.

2. Cách chăm sóc chó ngao Tây Tạng

  • Cung cấp cho thú nuôi môi trường sống rộng rãi để chúng tha hồ chạy nhảy như khi sinh sống tại vùng núi cao nguyên. Theo đó bạn có thể nuôi chó tại khu sân vườn rộng có hàng rào bảo vệ và cho chó cưng vận động thường xuyên… Nhưng bạn không nên cho chó ngao ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá 35 độ C.
  • Cách vệ sinh sinh lông chó: Chó ngao có bộ lông dài, nên cần được cắt tỉa thường xuyên để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Mỗi ngày bạn nên chải lông cho thú cưng từ 1 đến 2 lần để tránh tình trạng xơ rối lông. Một tháng mỗi lần, mọi người hãy tắm gội cho thú cưng bằng loại sữa tắm siêu óng mượt dành riêng cho chúng. Điều quan trọng là các sen phải sấy khô bộ long ngay lập tức sau khi tắm chó.
  • Cách vệ sinh cơ thể chó ngao: Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và làm sạch các bộ phận trên cơ thể của chó ngao. Một số vị trí đặc biệt nhanh dơ và có sự làm tổ của ký sinh trùng là lỗ tai, kẽ ngón chân, vùng nách chân và cả mắt, mũi. Bạn cũng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để răng thú không bị sâu do thực phẩm.
  • Cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chó ngao Tây Tạng: Mọi người chỉ nên nhân giống chó Ngao Tây Tạng đối với những con cái có tuổi đời từ 3 đến 4 tuổi và con đực là từ 4 đến 5 tuổi. Việc lựa chọn thời điểm nhân giống thích hợp sẽ giúp cho các thế hệ F2 không bị bệnh tật và có được sức khỏe tốt nhất.

3. Cách huấn luyện chó ngao Tây Tạng

Cách huấn luyện chó ngao Tây Tạng

3.1. Huấn luyện chó ngao biết nghe lời chủ nhân

Để chó ngao biết nghe lời chủ nhân, bạn cần xã hội hóa thú cưng từ khi chúng là một chú cún từ 2 đến 4 tháng tuổi. Muốn vậy người nuôi phải tạo được mối quan hệ thân thiết với chính vật nuôi của mình. Ngay sau đó, bạn có thể trở thành cầu nối để chó ngao kết nối với những người thân trong nhà và cả những vật nuôi khác trong gia đình.

Sau khi đã thuần hóa được giống chó Cao Nguyên, Mọi người có thể bắt tay vào việc huấn luyện các mệnh lệnh cơ bản dành cho thú cưng của mình. Bạn có thể huấn luyện chó đứng ngồi và bắt tay theo mệnh lệnh bằng cách tạo cho chúng thứ phản xạ có điều kiện khi mệnh lệnh được phát ra.

Lời khuyên dành cho các sen khi này là Ngay từ đầu bạn phải xác định được vị trí chủ – tớ một cách rõ ràng. Làm được như vậy bạn mới nên áp dụng các bài tập cơ bản về việc ra mệnh lệnh.

3.2. Huấn luyện chó ngao tập thể lực

  • Bài tập chạy bền: Bạn hãy cho những chú chó ngao chạy theo chiếc xe máy của mình một quãng đường khoảng 5km mỗi ngày để chúng rèn được sự dẻo dai.
  • Bài tập kéo lốp xe: Đối với những chú khuyển khổng lồ, người nuôi nên sử dụng khoảng 5 lốp xe ô tô được gặp lại và cho chúng kéo trên quãng đường dài. Trong vòng 1 tháng luyện tập, sức khỏe của vật nuôi sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Bài tập bơi lội: Các sen nên cho thú cưng tập bơi lội tại những khu vực sông hồ quanh nơi mà bạn ở. Mỗi ngày chỉ cần luyện tập khoảng 30 phút để chúng dần làm quen với môi trường nước.
  • Bài tập nhảy cao: Muốn những chú chó có được khả năng nhảy cao vượt trội, các sen hãy treo miếng thịt bò lên cao khỏi tầm đầu của chúng. Miếng thịt ngon sẽ kích thích thú cưng nhảy lên trên và cắn xé một cách ngon lành. Đây chính là bài tập giúp giống chó ngao phát triển được cơ đùi ở hai chân sau.
  • Bài tập tạ: Bạn hãy dùng bốn quả tạ có cân nặng phù hợp với thể trạng của vật nuôi buộc vào bốn chân của chúng. Sau đó bắt chó ngao di chuyển để rèn luyện cơ bắp.

Trên đây là tất cả những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc, huấn luyện và cách nhận diện thú cưng. Mọi người có thể căn cứ vào đây để chọn cho mình chú chó ngao Tây Tạng thuần chủng và nuôi làm thú cảnh tại nhà. Đảm bảo bạn sẽ sở hữu được một người lính trung thành có sức khỏe dẻo dai.

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận