Có thể nói chó đốm là giống chó nổi tiếng nhất thế giới khi chúng thường xuyên xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh. Những chú khuyển đáng yêu nổi danh trên toàn cầu bởi sự thông minh, nhanh nhẹn nhưng cực kỳ trung thành với chủ nhân. Nếu như bạn đang có hứng thú với chú chó tinh ranh và muốn chọn nuôi để làm thú cưng, tôi khuyên bạn nên bỏ ra ít thời gian để tìm hiểu các thông tin quan trọng về chúng.
Nguồn gốc của chó đốm
Chó đốm hay còn gọi là chó Dalmatian. Giống chó này được gọi theo tên vùng đất Dalmatia của Croatia. Nơi mà chó đốm lần đầu tiên được con người phát hiện ra. Theo sử sách ghi chép, giống chó đốm có tổ tiên là chó Great Dane khổng lồ. Vì vậy chó đốm cũng là một giống chó săn có bản tính hung hăng. Chỉ đến khi chó đốm được ưa chuộng, nhân giống và nuôi rộng rãi, chúng mới được thuần hóa. Hiện tại những chú chó đốm đã có tính cách hiền hòa hơn và thân thiện hơn.
Đặc điểm đặc trưng của chó đốm thuần chủng
Đúng như tên gọi của mình, chó đốm là giống chó sở hữu bộ lông màu trắng có các đốm đen rộng từ 30 đến 60mm bên trên. Đôi khi các đốm đen trên bộ lông trắng muốt của chó đốm được thay thế bằng chấm màu nâu, màu sôcôla hoặc màu xám lông chuột. Lông chó siêu ngắn ôm sát cơ thể khiến người nhìn tưởng rằng những chú chó đốm không hề có lông.
Xét về mặt kích thước cơ thể, chú chó đốm trưởng thành sẽ có chiều cao từ 56 đến 61cm. Cân nặng của vật nuôi dao động trong khoảng từ 15 đến 32 ký. Chó đốm thường có phần thân dài gấp 2 lần so với chiều cao của mình. Chúng cũng sở hữu phần ngực nở rộng nhưng có vòng eo rất thon.
So với những chú chó khác, chân chó đốm thẳng hơn và gân guốc hơn. Đệm bàn chân chó hình tròn giúp bước đi của vật nuôi có độ đàn hồi tốt. Riêng chiếc đầu chó mang thích thước nhỏ rất cân đối với các bộ phần còn lại. Tại khu vực này, mõm chó nổi bật với chiều dài vượt trội và trông khá vuông vắn.
Thêm một đặc điểm nhận dạng chó đốm nữa là chúng sở hữu 2 hốc mắt cách xa nhau với đôi mắt khá nhỏ. Mắt chó thường có ba màu đặc trưng là màu xanh, màu nâu và màu hổ phách. Tai chó mỏng, dài, thường buông thõng sang hai bên trông rất đáng yêu.
Phân loại chó đốm
Tương tự như các giống chó ngoại lai khác, chó đốm cũng được phân loại dựa trên độ thuần chủng của chúng. Trong đó bao gồm:
1. Chó đốm thuần chủng
Chó đốm thuần chủng là những chú chó được tạo ra từ các bố mẹ là giống chó đốm chính thống thuần chủng. Vật nuôi sở hữu đầy đủ các đặc điểm và phẩm chất của tổ tiên. Do vậy chó đốm thuần chủng luôn có giá bán cao hơn so với các dòng chó lai.
2. Chó đốm lai
Ngoài giống chó đốm thuần chủng, giống chó đốm lai cũng được nuôi rất phổ biến. Đây là loài chó được lai tạo từ bố hoặc mẹ là chó đốm thuần chủng với một dòng chó khác. Theo thống kê cho thấy, tại Việt Nam có đến 6 dòng chó đốm lai được nhân giống rộng rãi. Trong đó bao gồm:
- Chó đốm lai chó Poodle.
- Chó đốm lai chó Nhật.
- Chó đốm lai Becgie.
- Chó đốm chó Phú Quốc.
- Chó đốm lai chó Pitbull
- Chó đốm lai chó ta hay còn gọi là chó cỏ.
Cách nuôi chó đốm đúng kỹ thuật
Để chăm sóc vật nuôi tốt nhất, bạn không thể chỉ nuôi chó theo cảm tính. Thay vào đó, mọi người cần chăm sóc chó một cách khoa học theo khuyến cáo của các bác sĩ thú y. Cụ thể là:
1. Chó đốm ăn gì?
Để biết được chó đốm ăn gì, bạn cần xác định lại độ tuổi của vật nuôi tại nhà. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của thú cưng, mọi người hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng sau đây cho chúng:
- Đối với những chú chó đóm dưới 2 tháng tuổi chưa có hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện, bạn chỉ nên cho chó ăn cháo lỏng và uống sữa theo nhu cầu. Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn quá cứng hoặc thức ăn tươi sống khiến cho chó lai mắc các căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Số lượng bữa ăn khi này nên dao động từ 5 đến 6 bữa một ngày.
- Đối với chú chó đốm từ 2 đến 6 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn, bạn hãy cho thú cưng ăn thêm sữa bột để tăng khả năng hấp thu tốt hơn. Song song đó, người nuôi cũng có thể bổ sung thêm cháo thịt và các loại thức ăn đóng hộp cho vật nuôi. Số lượng bữa ăn cho chó từ 2 đến 6 tháng tuổi có thể giảm xuống còn 3 đến 4 bữa/ngày.
- Đối với những chú chó đốm từ 6 đến 12 tháng tuổi đã bước sang giai đoạn trưởng thành, bạn có thể cho chúng ăn tất cả các loại thịt nạc, rau, củ, quả và thực phẩm tươi sống. Nhưng thay vì cho chú cún ăn từ 3 đến 4 bữa/ngày, ở cái đoạn này bạn chỉ cần cho chó đốm ăn khoảng 2 bữa một ngày mà thôi.
2. Cách chăm sóc chó đốm
Khi chăm sóc chó đốm, bạn cần lưu ý đến các vấn đề quan trọng như điều kiện sống cho chó, cách chăm sóc lông và vệ sinh cơ thể cho thú cưng.
2.1. Điều kiện sống của chó đóm
Tạo điều kiện sống lý tưởng cho chó đốm để chúng dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh sống khác với tổ tiên. Nếu được, bạn hãy nuôi chó đốm tại những khu vực sân vườn có khoảng không gian rộng để chúng vui chơi.
Nhưng nếu điều kiện không cho phép, bạn vẫn có thể nuôi chó đốm ở những căn nhà nhỏ hoặc nhà chung cư. Tuy nhiên người nuôi nên thường xuyên dẫn chó đốm đi dạo để thú cưng được giải tỏa tâm lý.
2.2. Cách chăm sóc lông chó
Do chó đốm có bộ lông ngắn, nên bạn không cần mất nhiều thời gian để chải chuốt và vệ sinh. Người nuôi có thể tắm cho chó đốm một tháng một lần hoặc khi nào cảm thấy cần thiết.
Sau khi tắm gội, bạn cũng không cần phải sử dụng lược để chải lông cho chó. Nhưng bạn nhất định phải sấy khô bộ lông cho chú khuyển ở nhà. Bởi vì nếu để cho lông chó ẩm ướt, chúng sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh viêm da và rụng lông hàng loạt.
2.3. Cách vệ sinh cơ thể thú cưng
- Vệ sinh mắt: Bạn hãy lấy khăn mềm hoặc bông gòn thấm dung dịch vệ sinh mắt rồi chà nhè nhẹ xung quanh hốc mắt và mắt của vật nuôi. Bạn chỉ nên sử dụng lực tay nhẹ để giác mạc của chó đốm không bị trầy xước và tổn thương.
- Vệ sinh mũi: Bạn hãy dùng nước để rửa sơ bên ngoài mũi thú cưng. Sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào trong mũi để làm sạch triệt để khoang mũi vật nuôi..
- Vệ sinh tai chó: Bên trong tai chó thường bị đóng phân và có cả ve chó, bọ chét. Vì vậy bạn cũng cần vệ sinh tai thú cưng bằng khăn mềm và nhiếp gấp, nếu phát hiện lũ kỹ sinh trùng.
- Vệ sinh chân chó: Trong các kẽ ngón của thú cưng rất hay xuất hiện lũ ve chó hút máu. Cho nên bạn cần kiểm tra kỹ từng kẽ ngón để phát hiện và tiêu diệt chúng kịp thời. Chỉ có như vậy, bạn mới ngăn chặn được sự phát triển của ve chó và nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
3. Cách huấn luyện chó đốm
Trước khi tiến hành huấn luyện chó đốm, bạn phải chuẩn bị được môi trường huấn luyện tốt nhất cho giống vật nuôi. Chi tiết hơn, bạn hãy cung cấp cho chú khuyển không gian rộng rãi để luyện tập các bài huấn luyện trong vòng 30 phút mỗi ngày. Đi kèm với đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để vật nuôi có được thể trạng tốt nhất khi bước vào giai đoạn huấn luyện
Khi đã đáp ứng được các điều kiện nêu trên, bạn có thể áp dụng ngay các bài tập huấn luyện sau đây:
3.1. Huấn luyện chó đốm chạy đến chủ khi có lệnh
- Bước 1: Ngay khi mang chú cún con về nhà bạn hãy lấy một cái tên thật đẹp để đặt cho vật nuôi của mình. Đây là cái tên mà bạn sẽ sử dụng mỗi khi nói chuyện với thú cưng.
- Bước 2: Bạn hãy lặp lại tên gọi của vật nuôi mọi lúc mọi nơi khi trông thấy chúng. Vào lúc ban đầu, thú cưng có thể sẽ chưa quen, nhưng về sau chúng sẽ biết rằng chủ nhân đang gọi mình. Nếu chúng chạy đến bên bạn, bạn hãy dùng tay vuốt ve và cho chó một ít đồ ăn để tán thưởng.
- Bước 3: Lặp lại hành động gọi tên từ ngày này qua ngày khác trong vòng một tuần lễ, chú chó con sẽ chạy ngay đến bên bạn mỗi khi nghe thấy tiếng gọi.
3.2. Huấn luyện chó đốm đi vệ sinh đúng chỗ
- Bước 1: Bạn hãy quan sát thú cưng để nhận biết được thời điểm nào vật nuôi muốn ra ngoài đi vệ sinh.
- Bước 2: Người nuôi hãy dắt chú chó của mình đến khu vực vệ sinh dành cho chúng khi nhận thấy các dấu hiệu muốn đi ngoài. Trong quá trình này, bạn cần có sự kiên nhẫn để bắt thú cưng đi tiểu tiện đúng nơi đúng chỗ. Nếu chúng kháng cự, bạn hãy hét to và yêu cầu đứng im.
- Bước 3: Thường xuyên dắt chó đi vệ sinh đúng nơi quy định để chúng nhận biết được khu vực mà mình có thể tiểu tiện.
3.3. Huấn luyện chó nhặt đồ vật bị ném đi
- Bước 1: Bạn hãy lấy món đồ vật mà mình muốn ném đi cho chó ngửi. Mọi người nên bôi một chút đồ ăn lên trên vật dụng để kích thích chú khuyển tìm kiếm miếng mồi của mình.
- Bước 2: Sau khi chó đốm đã đánh hơi được mùi thức ăn và mùi đồ vật, bạn hãy dùng tay ném vật dụng ra xa. Việc tiếp theo chỉ là buông sợi dây xích để chú chó thoải mái đánh hơi và tìm kiếm mục tiêu.
- Bước 3: Khi thú cưng mang vật dụng chạy đến, bạn hãy dùng tay vuốt ve để khuyến khích vật nuôi của mình.
Phía trên là những thông tin chi tiết nhất về các đặc điểm nhận dạng cách chăm sóc và cách huấn luyện chó đốm ngoại lai. Bạn có thể áp dụng ngay cho mình để sở hữu được những chú khuyển thuần chủng, thông minh và vâng lời người chủ.
Xem thêm:
Bình luận