Chó Mông Cộc – quốc khuyển của Việt Nam

Đối với đồng bào người H’mông ở nước ta, chó Mông Cộc có thể được xem như là Quốc Bảo. Giống chó săn thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đức tính tốt đẹp hiện được hàng ngàn người lựa chọn làm thú cưng tại nhà. Nhưng số lượng người nuôi biết nhận dạng chó thuần chủng và cách chăm sóc vật nuôi đúng kỹ thuật lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu bạn cũng đang mơ hồ về vấn đề này, hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Nguồn gốc của chó Mông Cộc

Nguồn gốc của chó Mông Cộc

Chó Mông Cộc là giống chó rừng được lai tạo cùng với giống chó bản địa. Giống chó lai có mặt ở khắp vùng núi Tây Bắc và đặc biệt là Hà Giang, Lào Cai. Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời điểm xuất hiện của chó Mông Cộc, nhưng các vị già làng người H’Mông cho rằng chúng xuất hiện cùng lúc với bà con đồng bào. Vì vậy có thể gọi đây là giống chó cổ quý hiếm và cũng là quốc bảo của người dân H’Mông. 

Hiện tại, chó Mông Cộc được bà con H’Mông nuôi với mục đích giữ nhà và đi săn. Chúng còn được lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đưa vào huấn luyện trong quân đội để trở thành chú chó nghiệp vụ bảo vệ biên giới quốc gia.

Đặc điểm đặc trưng của chó Mông Cộc thuần chủng

Đặc điểm đặc trưng của chó Mông Cộc thuần chủng

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở loài chó Mông Cộc là chúng chỉ có chiếc đuôi ngắn khoảng từ 3 đến 5cm mà thôi. So với những chú chó khác, đuôi chó Mông Cộc phải nói là siêu ngắn và chỉ bằng 1/4 hoặc ⅕. Chiếc đuôi ngộ nghĩnh đã giúp cho chó Mông Cộc trông vô cùng khác biệt và không hòa lẫn với bất kỳ giống chó nào.

Theo tôi được biết, cơ thể của chó Mông Cộc có thể phát triển đến chiều cao khoảng 55cm. Cân nặng của vật nuôi dao động từ 15 đến 25 kg và con đực thường to hơn con cái. Thông thường phần ngực bên trên thân chó sẽ có chiếc xương giả trồi lên trên và phát triển khá to. Chúng cũng sở hữu phần sống lưng có vết hằn rõ nét với bề mặt dài và rộng.

Khi chó Mông Cộc đứng gần với những chú chó khác, bạn sẽ nhận thấy phần vai chó hơi nhô cao so với lưng. Trong khi đó bắp đùi chó có kích thước nhỏ gọn và rất hiếm khi nhìn thấy mỡ thừa. Đó là lý do vì sao cơ thể của chó Mông Cộc lúc nào cũng trông vô cùng chắc chắn.

Nói về da và lông chó, chó Mông Cộc có lớp da và bộ lông khá dày. Lông chó ngắn ôm sát cơ thể có màu sắc đặc trưng là hung nâu và vằn vện. Bộ lông chó ngắn làm cho phần đầu và mặt của chó trông thon gọn hơn. Tại đây chiếc mõm ngắn của vật nuôi được kết hợp với đôi mắt nhỏ, sâu và xếch ngược. 

Phân loại chó Mông Cộc

Phân loại chó Mông Cộc

Hiện tại chó Mông Cộc được phân loại dựa trên 2 tiêu chí là độ dài đuôi và màu sắc bộ lông. Nói một cách chi tiết hơn, người ta phân loại chó Mông Cộc như sau:

1. Phân loại chó Mông Cộc dựa trên độ dài đuôi

  • Chó H’Mông Cộc đuôi tịt là giống chó gần như không có đuôi. Tại vị trí đuôi chó, bạn chỉ có thể trông thấy một ít lông đuôi nằm lộ ra bên ngoài. Đây cũng là giống chó có giá bán cao nhất trong số các dòng chó Mông Cộc hiện nay.
  • Chó H’Mông Cộc đuôi thỏ là giống chó sở hữu chiếc đuôi 1 mẫu có độ ngắn tương tự như đuôi thỏ. Chiếc đuôi chó lúc này có độ dài khiêm tốn và thường chỉ dao động từ 3 đến 5cm.
  • Chó H’Mông Cộc đuôi cọc lửng là giống chó sở hữu chiếc đuôi dài nhất so với những loài chó Mông Cộc còn lại. Thông thường chó đuôi cụt lửng sẽ sở hữu bộ đuôi dài từ 8 đến 15 cm. 

2. Phân loại chó Mông Cộc theo màu lông

  • Chó Mông Cộc màu đen mực sở hữu bộ lông dày có màu đen tựa như mực.
  • Chó H’Mông Cộc màu vằn mang bộ lông vằn vện tựa như những chú hổ con.
  • Chó H’Mông Cộc màu hung nâu hoặc màu hồng đỏ là giống chó hiếm và khó tìm hơn các giống chó trên. 

Cách nuôi chó Mông Cộc

Cách nuôi chó Mông Cộc

Không giống như những chú chó ngoại lai, chó Mông Cộc nội địa có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khác biệt. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, những thông tin bổ ích dưới đây là thứ mà bạn không được bỏ qua:

1. Chế độ dinh dưỡng dành cho chó Mông Cộc

  • Đối với những chú chó con từ 1 đến 3 tháng tuổi sở hữu hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, bạn cần cho chúng ăn chín uống sôi. Tốt nhất bạn hãy cho chó con ăn cháo loãng, uống sữa hoặc các loại thực phẩm được nấu chín. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn tươi sống khiến cho vật nuôi dễ bị mắc phải các căn bệnh tiêu hóa.
  • Đối với những chú chó trưởng thành, người nuôi cần cung cấp hàm lượng protein cao cho thú cưng phát triển. Đây là thời điểm bạn có thể cho chó ăn các loại thịt đỏ, thịt trắng, cua, tôm, ốc nấu chín hoặc để tươi. Nhưng mọi người cần lưu ý là phải tập cho chó ăn thức ăn tươi từ từ. Khi vật nuôi đã quen dần bạn mới có thể tăng thêm số lượng thức ăn. 

2. Tạo môi trường sống lý tưởng cho chó Mông Cộc

Chó Mông Cộc có nguồn gốc xuất xứ từ vùng núi phía Bắc nên rất yêu thích cuộc sống tự do, hòa lẫn cùng thiên nhiên. Vì vậy bạn hãy tìm một nơi rộng rãi, thoáng mát để thú nuôi có thể thoải mái chạy nhảy mà không cảm thấy bị tù túng. Khu vực nuôi nhốt thú phải có điều kiện nhiệt độ lý tưởng dao động từ 25 đến 30 độ C. Gợi ý tốt nhất cho bạn trong trường hợp này là hãy nuôi chó Mông Cộc bên trong vườn nhà hoặc khoảng sân rộng bên ngoài căn hộ. 

2. Cách chăm sóc sức khỏe cho chó Mông Cộc

Việt Nam là một trong những quốc gia có khí hậu ẩm ướt, nên rất dễ khiến cho vi khuẩn và virus phát triển. Nếu bạn muốn bảo vệ vật nuôi của mình một cách tuyệt đối, hãy tiến hành tiêm phòng cho chó Mông Cộc từ khi mới sinh ra. Trong quá trình đó, người nuôi phải tuân thủ lịch tiêm phòng và không được bỏ cử để có được kết quả phòng bệnh cao nhất.

Nếu như mọi người nhận thấy những biểu hiện bất thường ở chó Mông Cộc như đi tiêu ra máu, mệt mỏi, chán ăn và hay nôn ối, bạn hãy đưa ngay vật nuôi đến bác sĩ thú y. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà khiến cho bệnh trạng càng thêm trầm trọng. 

Về vấn đề vệ sinh răng miệng, bạn hãy đánh răng thường xuyên và làm sạch men răng định kỳ 6 tháng/lần cho thú cưng. Hạn chế cho chó ăn quá nhiều đồ ngọt làm răng bị sâu và mục ruỗng.

Mỗi ngày bạn hãy bỏ ra khoảng 15 phút để làm sạch tai chó và cắt tỉa bộ móng chân cho vật nuôi tại nhà. Sau đó, bạn lại lấy một ít bông gòn được tẩm ẩm lau nhẹ nhàng xung quanh mắt và hốc mắt của thú nuôi. Hãy lau chùi một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm xước giác mạc của chúng. 

3. Cách vệ sinh lông chó Mông Cộc

Vì chó Mông Cộc có bộ lông ngắn nên người nuôi không cần mất nhiều thời gian và công sức để chải chuốt bộ lông. Nhưng ít nhất một lần mỗi ngày bạn cần dành thời gian để tắm gội cho thú cưng của mình. Vì giống chó Mông Cộc rất hiếu động, chúng rất hay chạy nhảy khiến cho cơ thể nhanh chóng bị dơ bẩn.

Thêm một vấn đề bạn cần lưu ý sau khi tắm chó là hãy sấy khô bộ lông và dùng lược chải theo chiều từ trên xuống dưới. Áp dụng động tác chải lông một cách nhẹ nhàng để loại bỏ hết phần lông rrụng và đưa lông chó đi vào nếp gọn gàng. 

4. Cách huấn luyện chó Mông Cộc

Cách huấn luyện chó Mông Cộc

Một chú chó Mông Cộc sẽ trở nên ngoan ngoãn và nghe lời chủ nhân khi được huấn luyện từ lúc còn nhỏ. Nếu bạn cũng muốn sở hữu chú thú cưng như thế, hãy áp dụng cách huấn luyện dưới đây:

4.1. Huấn luyện chó Mông Cộc ngồi theo lệnh

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn một ít thức ăn hạt khô rồi đưa ngang mũi để vật nuôi đánh hơi. Đây là cách để bạn kích thích vị giác của chó và điều khiển thú nuôi theo ý mình.
  • Bước 2: Bạn hãy ra lệnh ngồi xuống và lấy một ít hạt khô cho vật nuôi ăn khi chúng vâng lời. Nếu chúng không vâng lời, bạn hãy dùng tay nhấn mông chó xuống và không cần phải cho ăn. 
  • Bước 3: Kiên trì lặp lại hai bước làm trên khoảng 20 lần một ngày, bạn sẽ dạy được chó biết ngồi theo lệnh chỉ trong vòng một tuần.

4.2. Huấn luyện chó Mông Cộc đi theo chủ mà không cần dây xích

  • Bước 1: Bạn cũng cần chuẩn bị một ít thức ăn hạt khô để làm mồi dẫn dụ thú cưng.
  • Bước 2: Thay vì ra lệnh cho chó ngồi xuống, bạn chỉ cần vừa đi vừa cho thú cưng ăn. Cứ 20 bước chân bạn hãy cho chúng ăn một lần để vật nuôi bị kích thích và luôn chạy theo người chủ của mình.
  • Bước 3: Lặp lại hai bước làm trên khoảng 15 lần một ngày trong vòng một tuần liền. Sau đó, bạn có thể cởi bỏ dây xích cho chó mà không sợ thú cưng bị thất lạc.

4.3. Huấn luyện chó Mông Cộc biết đánh hơi tìm đồ

  • Bước 1: Người nuôi hãy dẫn chó đến một bãi đất trống để chuẩn bị quá trình huấn luyện. Bạn không thể huấn luyện chó bên trong căn nhà vì nơi đây có sự hỗn tạp các mùi hương khiến cho chó Mông Cộc rất khó đánh hơi.
  • Bước 2: Bạn hãy lấy ra món đồ vật muốn chúng tìm kiếm rồi cho thú nuôi ngửi lấy mùi đồ vật. Tiếp đến, bạn hãy mang vật dụng đem đi giấu và tuyệt đối không cho chúng nhìn thấy. 
  • Bước 3: Sử dụng xích chó để dẫn chó đi đánh hơi quanh khu vực giấu đồ vật. Khi thú cưng đã tìm thấy món đồ mà bạn đã giấu đi, hãy vuốt ve khen ngợi và thưởng cho chúng một ít thức ăn.

Tin chắc rằng cùng với những thông tin chi tiết về đặc điểm nhận dạng, cách chăm sóc và cách huấn luyện chó Mông Cộc, bạn sẽ dễ dàng sở hữu cho mình chú chó thuần chủng ngoan ngoãn dễ bảo. Chú khuyển tinh ranh sẽ trở thành người bạn tri kỷ và là người bảo vệ trung thành cho chính chủ nhân của mình. 

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận