Cách xử lý khi bị chó cắn an toàn để không bị dại

Nuôi chó cảnh để giữ nhà và làm cảnh đang là xu hướng thịnh hành hiện nay. Những chú chó đáng yêu rất thích đùa nghịch và luôn muốn được chủ nhân âu yếm ve vuốt. Nhưng đôi khi sự âu yếm quá đà lại khiến cho vật nuôi nổi điên và cắn bất ngờ vào tay. Trong trường hợp này, mọi người cần biết cách xử lý khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết dành cho những ai chưa từng có kinh nghiệm xử lý vết thương.

Những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bị chó cắn

Những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bị chó cắn

Không phải tự dưng mà cách xử lý khi bị chó cắn được các sen quan tâm trong quá trình chăm sóc thú cưng tại nhà. Bởi vì hơn ai hết mọi người hiểu rõ được những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bị vật nuôi cắn vào tay hoặc chân.

Chi tiết hơn, những chú chó được nuôi nhốt tại nhà thường có hàm răng cực kỳ sắc nhọn. Hàm răng của thú cưng có thể gây ra những tổn thương ngoài da nghiêm trọng như rách da, rách thịt, trầy xướt và thậm chí là tứa máu tụ bầm. 

Nhưng điều nguy hiểm nhất là bên trong nước dãi của chó có chứa virus dại. Loại virus này sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh. Nguy cơ tử vong khi con người bị nhiễm virus dại gần như là 100%. Hiện trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu nào dành cho bệnh lý dại. Vì vậy, nếu không muốn đánh mất tính mạng của mình bằng sự chủ quan, bạn nhất định không được xem thường các vết cắn của chó dù là rất nhỏ. 

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Chó cắn không chảy máu có sao không

Như chúng ta đã biết, nước dãi của chó có chứa virus dại. Loại virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết cắn bị trầy xước và tứa máu. Vì vậy nhiều người băn khoăn không biết rằng việc bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bị chó cắn không chảy máu không đồng nghĩa rằng bạn vẫn an toàn trước căn bệnh dại. Cách tốt nhất là mọi người cần quan sát xem vết cắn của chó có mức độ nghiêm trọng ra sao? Tại vùng chó căn có bị trầy xước da hay bầm tím hay không?

Nếu như vết chó cắn ngoài da có mức độ nhẹ và không bị thâm tím hay trầy xước, nguy cơ bạn bị mắc bệnh dại là rất thấp. Thậm chí là không có. Nhưng nếu như vết cắn bị trầy nhẹ hoặc có vết bầm, mọi người vẫn có nguy cơ mất bệnh dại khá cao. Lúc này việc áp dụng cách xử lý khi bị chó cắn là rất cần thiết để bảo vệ bản thân trước căn bệnh không thuốc chữa. 

Cách xử lý khi bị chó cắn an toàn hiệu quả

Cách xử lý khi bị chó cắn an toàn hiệu quả

Trong trường hợp không may bị chó cắn, có hai vấn đề quan trọng mà bạn cần quan tâm. Một là bạn nên làm gì để hạn chế sự lây nhiễm của virus. Hai là bạn không nên ăn gì để phòng tránh bệnh dại cho bản thân.

1. Bị chó cắn nên làm gì?

Khi bị chó cắn, mọi người hãy tự bảo vệ mình bằng cách áp dụng những việc làm cần thiết sau đây:

  • Bước 1: Bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng vết thương để biết rằng vết cắn sâu bao nhiêu, có trầy xước và chảy máu hay không. Nếu vết cắn sâu trên 2cm và chảy máu quá nhiều, bạn nên đưa nạ n nhân đến trung tâm y tế.
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh vết thương do vật nuôi gây ra bằng cách rửa vùng da bị cắn dưới vòi nước mạnh. Lấy xà phòng chà nhẹ lên khu vực này. Các bước vệ sinh sẽ giúp mọi người loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn, vi khuẩn và phòng tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn cao. 
  • Bước 3: Băng bó vết thương bằng băng gạc cố định. Lưu ý là nên băng vết thương với lực vừa phải để không làm vết cắn rỉ máu thêm. 
  • Bước 4: Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng vắc xin chống bệnh dại. Song song đó, mọi người cũng cần theo dõi chú chó để biết xem vật nuôi có bị dại hay không. 

2. Bị chó cắn không nên ăn gì?

Sau khi tiến hành xử lý vết thương và tiêm phòng đầy đủ tại cơ quan y tế, bạn vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường. Nhưng các bác sĩ thường khuyên người bị chó cắn nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc. Điển hình nhất phải kể đến là các loại nước uống chứa chất kích thích như rượu, bia,… 

Một số loại thực phẩm làm cho vết thương lâu lành như cơm nếp, thịt bò và các loại hải sản cũng không nên sử dụng. Thay vào đóm bạn hãy lựa chọn những món ăn bổ máu và lành tính như thịt lợn và rau quả tươi. 

Như vậy tôi đã hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị chó cắn và những món ăn cần tránh không trong trường hợp này. Chỉ cần bạn áp dụng theo đúng hướng dẫn, tỷ lệ mắc bệnh dại khi bị chó cắn sẽ được cắt giảm xuống mức thấp nhất. 

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận