Chó phốc sóc – chú chó siêu quậy, đáng yêu

Chó phốc sóc (chó Pomeranian, hay được gọi tắt là Pom) là một giống chó vô cùng đáng yêu với ngoại hình xinh xắn và nhỏ nhắn. Bên cạnh đó các em này có tinh thần cảnh giác rất cao nên có thể canh giữ nhà rất tốt. 

Với bộ dáng tinh nghịch hài hước cùng vẻ thông minh lanh lợi, các em đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của những người nuôi thú cưng. Hãy cùng blogchomeo.com tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về các bé phốc sóc nhé!

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của chó phốc sóc

Chó phốc sóc rất đáng yêu và được ưa chuộng rộng rãi

Tên gọi của các em này được bắt nguồn từ tên địa danh của vùng đất Trung Âu là Pomeranian. Hiện nay ứng với miền Tây Ba Lan và Đông Bắc của nước Đức. 

Phốc sóc xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 16. Tổ tiên của phốc sóc là giống chó Spitz cổ xưa. Trước khi có hình dáng nhỏ nhắn như bây giờ, các em có thể nặng đến 13kg và có nhiệm vụ là đi chăn cừu. Sau này khi được nữ hoàng Victoria biết đến, bà đã nhận nuôi và cho lai tạo để thu gọn lại kích cỡ của các bé. 

Chính vì thế chó phốc sóc đã trở nên phổ biến hơn và dần dần được nhiều người dân yêu thích. Giống chó này đã được xuất hiện trong một số tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc Mozart, họa sĩ Michael Angelo,…

Sự yêu mến dành cho các em này vượt qua Đại Tây Dương để đến với nước Mỹ. Vào năm 1911, một chương trình đặc biệt dành cho các bé phốc sóc được tổ chức tại khách sạn Waldorf Astoria. Theo thống kê của AKC, trên tổng số 155 thì Pom đứng thứ 14 về giống chó được nuôi và ưa chuộng nhất tại Mỹ. 

Vào khoảng những năm 2003, 2004 thì Pom mới xuất hiện rộng rãi hơn tại Việt Nam. Đến năm 2006 thì trang trại nuôi và nhân giống phốc sóc lần đầu tiên xuất hiện trong cả nước. Trải qua hơn 10 năm phát triển, hiện nay phốc sóc được yêu thích và phổ biến trên toàn thể Việt Nam.

Những nét đặc trưng về ngoại hình của chó phốc sóc

Pomeranian là hậu duệ của giống chó Spitz

Trong lịch sử, tổ tiên Spitz có kích thước tương đối lớn. Chiều cao từ 40 đến 45 cm, nặng khoảng 12 đến 17kg. Tuy nhiên ngày nay ngoại hình của các hậu duệ này đã thay đổi rất nhiều.

1. Chiều cao và cân nặng

Kích thước của các bé phốc sóc tương đối nhỏ. Chiều cao từ 18 đến 25cm, trọng lượng từ 2 đến 4kg. Bên cạnh đó có một số trường hợp đặc biệt hiếm. Đó là các bé được lai tạo có thể cao đến 35cm và nặng tới 6kg.

2. Đặc điểm về bộ lông

Những em chó Pom thời kỳ đầu có bộ lông màu trắng, nâu hoặc đen. Vào năm 1888 thì nữ hoàng Victoria đã nhận nuôi một em có lông màu đỏ. Vì thế màu lông này đã trở nên phổ biến hơn sau đó.

Ngày nay màu lông của các em cũng trở nên đa dạng hơn như các giống chó khác. Có nhiều màu như trắng, đen, đỏ, kem, sable, xanh, nâu, cam, đen và nâu, đốm,… và kết hợp các màu sắc này lại. Các bộ lông màu trắng, đen, kem và cam là thông dụng nhất.

Giống với các em Samoyed thì các em phốc sóc cũng có bộ lông được cấu tạo 2 lớp. Lớp lông bên ngoài thẳng, dài và hơi cứng. Ngược lại lớp lông bên trong ngắn, dày, mềm mượt và ấm áp. Ở vùng cổ và ngực có lớp lông dày hơn ở các bộ phận khác. Nhìn chung các em sẽ vô cùng xinh xắn và trông như một cục bông nhỏ rất dễ cưng. 

3. Đặc điểm phần đầu

Đa số các em có khuôn mặt giống các chú cáo, rất lém lỉnh và sáng sủa. Một số khác thì có khuôn mặt ưa nhìn và rất hiền lành, giống như các em búp bê.

Chó phốc sóc có đôi tai nhỏ nhắn, nhọn và dựng thẳng. Hai tai có vị trí tương đối gần nhau, chóp tai cứng. Đôi mắt hình quả hạnh, to vừa phải, màu sẫm, rất tinh nhanh và thông minh. 

Hàm răng hình kéo phát triển bình thường, một bộ răng thường đầy đủ là 42 cái răng. Răng ở hàm trên phủ khít và kín hết răng hàm dưới. Má hơi tròn và không nhô lên. 

3. Đặc điểm phần thân và đuôi

Pom có phần hông ngắn và khỏe. Mông nở rộng và gọn, không bị trễ xuống. Đuôi nằm bên trên cao, chiều dài ở mức trung bình.

Các bé có một cái đuôi rất mềm mại xù lông và uốn cong trên lưng. Bất kể làm gì thì cái đuôi vẫn sẽ tựa tựa và uốn cong như vậy. Nhìn các bé ra dáng và đáng yêu lắm đó!

Chân trước thẳng, chân sau cơ bắp, có lông dài đến cổ chân. Hai chân sau thẳng và song song. Bàn chân nhỏ và chắc chắn, các ngón chân nằm sát nhau, các ngón chân cong. Đệm bàn chân và móng chân có màu càng tối càng được yêu thích. 

Đặc trưng tính cách của chó Pomeranian

Các bé rất trung thành, tình cảm và yêu quý chủ

1. Thông minh, lanh lợi, hoạt bát

Pom tuy có vẻ ngoài nhỏ bé nhưng tính cách rất vui tươi và sống động. Các bé rất thông minh, ham học hỏi, luôn tò mò và khá hiếu động. Vì thế việc huấn luyện các chú chó Pom này khá dễ dàng. Có tài năng như các diễn viên xiếc vô cùng thú vị và khéo léo. 

2. Mạnh mẽ và cảnh giác

Pom cũng có thể trở nên hung dữ và mạnh mẽ với các bé cún khác để thể hiện bản thân. Khi nhận thức được những thay đổi trong môi trường sống, Pom sẽ có cảnh giác. 

Tuy nhỏ bé nhưng phốc sóc có thể là những giám hộ cho gia đình người nuôi. Các em Pom này sẽ phòng thủ tại khu vực mà chúng coi là lãnh thổ của mình. Khi có các kích thích khác lạ hay có tiếng ồn thì sẽ sủa to. 

3. Trung thành và tình cảm

Mặc dù tinh nghịch và năng động nhưng các bé lại có bản tính khá dễ bảo và tình cảm. Những bé nhỏ này rất thích ngồi trong lòng và dành cho chủ nhân những chiếc hôn. Rất thích được vuốt ve và âu yếm. Chính vì thế các bé rất thích hợp để làm một người bạn đồng hành, đặc biệt là với người cao tuổi.

Bên cạnh đó cơ thể của chúng nhỏ, nên không thể chịu được bất kỳ các tác động nào quá mạnh mẽ. Vì vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên cân nhắc việc nuôi một em Pom. Trẻ em chưa có đủ nhận thức để có thể điều chỉnh hành vi của bản thân. Nếu cho trẻ em chơi cùng cún cần phải có người lớn bên cạnh giám sát.

4. Ngoan ngoãn và độc lập

Tưởng chừng đây sẽ là một giống chó quấn chủ. Nhưng không, các bạn sẽ phải ngạc nhiên về khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của các bé Pom. Các bé không hề bám dính chủ mà là kiểu có thể tự chơi và tự tìm niềm vui cho chính mình. Không cần quá nhiều đồ chơi và cũng không làm phiền chủ nhất. Phốc sóc sẽ là một lựa chọn thích hợp nếu chủ nhân vừa muốn nuôi chó nhưng lại vô cùng bận rộn.

5. Hội chứng chó nhỏ

Chó Pomeranian hướng ngoại và thích trở thành trung tâm của sự chú ý. Nếu mắc phải hội chứng này, các bé sẽ trở nên rất khó chiều, đòi hỏi, yêu sách và nghĩ bản thân mình mới là chủ. Các bé sẽ chống lại chủ nhân của mình, không nghe theo mệnh lệnh nữa. Trở nên vô cùng ương bướng, ngang ngạnh và thích làm theo ý mình.

Lúc này Pom sẽ mất đi hết các dáng vẻ dễ thương và đáng yêu và dẫn đến các vấn đề to lớn. Dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên là khi các đặc tính khác lạ xuất hiện. Ví dụ như đôi khi khó tính, đôi khi lại lo lắng, bướng bỉnh hoặc liều lĩnh. Một số trường hợp còn cả gan tấn công cả những chú chó lớn hơn rất nhiều.

Một số giống chó phốc sóc lai

Các bé có tính cách vui vẻ, hoạt bát và năng động

1. Chó phốc sóc lai Nhật

Chó phốc sóc lai Nhật là giống phốc sóc lai phổ biến nhất hiện nay. Hai giống chó này có vẻ ngoài tương tự nhau. Vì thế việc lai giống không có gì khó khăn cũng như đời con cũng không biến đổi quá nhiều so với đời bố mẹ.

Ngoại hình nổi bật với bộ lông dày và mượt. Lông có độ dài vừa phải và màu sắc lông khá đa dạng. Có bé có màu lông giống chó Nhật hơn, cũng có bé sẽ có xu hướng giống chó phốc sóc hơn. Đa phần thì các em này sẽ có mặt ngắn, tai cụp, đôi mắt to tròn và mồm hơi nhọn. 

Tính cách năng động, hoạt bát và khá thông minh, trung thành, tình cảm. Có đôi lúc hơi không nghe lời và khó bảo. 

Loài chó này rất phổ biến trên thị trường Việt Nam, giá thành cũng không quá cao.

2. Chó phốc sóc lai Poodle

Các em Pomeranian lai với Poodle có một cái tên rất đáng yêu là Pomapoo. Lần đầu tiên xuất hiện là vào thế kỷ 19. Cả bố và mẹ đều có ngoại hình nhỏ bé nên cân nặng đều rơi vào khoảng từ 2 đến 7kg, cao khoảng 20 đến 25cm. 

Thông thường các em này có ngoài hình giống các em Poodle nhiều hơn là giống phốc sóc. Bộ lông dài và xoăn, tai cụp, mặt ngắn và mồm hình bầu dục. 

Một ưu điểm đáng nói đó là Pomapoo đã khắc phục được vấn đề sức khỏe yếu của Poodle thuần chủng. Pomapoo không quá kén ăn, khỏe mạnh và ít bị bệnh. 

Dù ngoại hình giống với Poodle nhưng tính cách của Pomapoo lại tương đồng với các bé Pom hơn. Các bé này trung thành và thông minh, thích được chủ nhân âu yếm, vuốt ve. Không đòi hỏi vận động quá nhiều, thỉnh thoảng đưa bé đi chơi và tập luyện là được. 

Ngoại hình dễ thương và có các ưu điểm nhưng Pomapoo vẫn là phốc sóc lai. Tính cách và ngoại hình của các thế hệ sau không thể phán đoán chính xác được. Giá thành của một em này cũng vừa phải, không quá đắt.

3. Chó phốc sóc lai Beagle

Các bé Beagle có nguồn gốc từ châu Âu, là giống chó săn thỏ. Các bé rất dễ nhận biết với tai bản to và cụp, lông ngắn và đốm. Khi lai Beagle với Pom sẽ cho ra đời Pomeagle, tên ghép lại từ tên của đời bố mẹ. 

Cao từ 20 đến 30cm, nặng từ 5 đến 11kg. Kích cỡ to hơn khá nhiều so với một em phốc sóc thuần chủng. Tích cách vui vẻ và thoải mái. Quan tâm, yêu chủ nhân và thân thiện với các vật nuôi khác. Điểm quan trọng và vượt trội nhất là Pomeagle vô cùng thông minh và nhanh nhạy, vượt xa cả bố và mẹ.

4. Chó phốc sóc lai Yorkshire Terrier

Pomeranian lai với Yorkshire Terrier có tên gọi khá cưng đó là Yoarian. Yoarian có ngoại hình nhỏ nhắn, chiều cao từ 15 đến 20cm, nặng khoảng 1.5 đến 3kg. Vẻ ngoài lai giữa bố và mẹ. Bộ lông giống phốc sóc, màu lông giống Yorkshire. Khuôn mặt là giống phốc sóc nhưng đôi tai tam giác dựng thẳng lên giống Yorkshire,…

Là một loài chó năng động và đáng yêu. Tuy nhiên không phải là loài được ưa chuộng phổ biến nên giá thành thấp hơn so với các bạn nhỏ khác.

Bên cạnh đó còn rất nhiều giống chó lai khác như: phốc sóc lai Pug, Chihuahua, Husky hay chó phốc sóc lai Bắc Kinh,… Nhìn chung các bé này đều có ưu điểm nổi bật và khác biệt. Vô cùng đa dạng và độc đáo. Người có hứng thú nuôi có thể tìm hiểu và cân nhắc kĩ càng để lựa chọn được một em thú cưng ưng ý.

Cách nuôi Pomeranian

Cần thường xuyên cắt tỉa lông cho bé

Pomeranian là một giống chó ngoại quốc. Vì thế với điều kiện môi trường sống ở Việt Nam, người nuôi cần có những lưu ý cơ bản để đảm bảo sức khỏe cho các boss.

1. Điều kiện sống

Vì có tính thích nghi rất cao nên Pom có thể sống trong những căn hộ chung cư mà không cần thiết phải có sân vườn. Ngay ở trong nhà các em đã có thể sống vui vẻ và sống động. 

Các hoạt động thể chất thường ngày cũng cần thiết. Mỗi ngày đều cho các em đi bộ, đi dạo, chạy nhảy và tập thể dục. Tập luyện thường xuyên sẽ tránh được cho các em những căn bệnh về hành vi và cách ứng xử. Không cần vận động quá mạnh và quá nhiều. Mỗi ngày từ 15 đến 30 phút là phù hợp để rèn luyện sức khỏe. 

Thỉnh thoảng đưa các em đến những nơi thoáng mát và rộng rãi để các bé có không gian tự do và thả lỏng bản thân. 

Pom có bộ lông khá dày nên chịu lạnh rất tốt. Ngược lại trong thời tiết nóng nực các em này chịu rất kém. Nếu nhiệt độ từ 30 độ trở lên thì hãy để các em ở những nơi mát mẻ nhất có thể. Có điều kiện thì nên để các em trong phòng điều hòa để tránh bị sốc nhiệt và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Chó Pom có tiếng là kén ăn, hơi “chảnh”. Đồ ăn phải thơm ngon và dinh dưỡng mới thu hút được các bé này. Chế độ ăn hàng ngày phải bao gồm protein và chất béo, các loại thịt được yêu thích là thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, cá và các nội tạng. Trứng vịt lộn cũng rất tốt cho Pom, có thể cung cấp được nhiều đạm.

Bên cạnh đó cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khác như tinh bột, chất xơ và vitamin. Mặc dù các bé có vẻ không có hứng thú với các loại cơm và rau quả nhưng đây là điều cần thiết. Bạn có thể thái hoặc xay nhỏ rồi trộn chung với thịt để các bé dễ ăn hơn. Cần đảm bảo các bé được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể kết hợp thêm thức ăn hạt để tạo sự mới lạ và kích thích cho cún yêu.

Có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng các nhóm hải sản như tôm, cua,… Mỗi tuần chỉ nên có khoảng 2 – 3 bữa. Các loại rau củ nên cho giống phốc sóc ăn như cà rốt, bí đỏ, rau cải,…

Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ hay chiên xào vì các bé đều dễ bị rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp không chế biến đồ tươi hàng ngày cho các bé thì cũng có thể cho ăn đồ ăn sẵn, đồ ăn hộp hoặc phô mai. Tuy nhiên chỉ khi bất khả kháng thì mới nên dùng, không nên lạm dụng nhiều. Các loại đồ ăn này không có đủ chất dinh dưỡng. 

Để sẵn khay nước ở đó để bé cưng có thể uống bất cứ khi nào bé muốn. Chú ý cần thay nước thường xuyên, ít nhất 3 lần 1 ngày. Không nên cho bé uống sữa tươi. Đường ruột của bé khá yếu, dễ bị đi ngoài.

Lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng cơ thể của từng bé. Mỗi ngày lượng thức ăn phải tương đương 3 đến 4% trọng lượng cơ thể. Nếu còn bé thì lượng thức ăn nên nhiều hơn một chút nhưng cần chia thành nhiều bữa nhỏ. Với cún trưởng thành thì ngày 2 bữa, điều chỉnh theo sinh hoạt và vận động của cún. Lưu ý ăn uống hợp lý để tránh bị thừa cân, béo phì.

3. Chăm sóc và vệ sinh cơ thể

Pom có bộ lông khá dày nên bạn có thể cắt tỉa thường xuyên để tạo kiểu cho bé cưng. Ngoài tạo ra vẻ ngoài đáng yêu thì quan trọng hơn là để giảm nhiệt độ cơ thể cho bé vào ngày hè oi bức ở Việt Nam. Nhớ để các em trong phòng mát, cho uống nhiều nước và ăn các loại rau củ và trái cây. 

2 – 3 tháng cắt tỉa lông một lần, 1 tuần tắm một lần. Mùa hè có thể tắm nhiều hơn. Khi tắm dùng vòi nước xả các bụi bẩn. Sau đó thoa sữa tắm và massage rồi sả sạch lại bằng nước.

Lông dày nên khi tắm rửa hay dính nước cần lau và sấy khô cho em ngay lập tức. Để tình trạng ẩm ướt kéo dài sẽ khiến em dễ bị cảm lạnh và nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng phát sinh trên cơ thể. 

Nên chải lông thường xuyên để loại bỏ những lông chết rụng ra khỏi cơ thể. Như vậy các em cũng sẽ thoải mái hơn và bộ lông cũng sẽ mượt hơn. 

Tẩy giun sán định kỳ đề phòng các bệnh đường ruột và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Kiểm tra các bộ phận nhạy cảm như mắt, tai, vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đi khám định kỳ để phòng tránh và phát hiện được các căn bệnh để chữa trị kịp thời.

Cách huấn luyện chó phốc sóc

Cách huấn luyện chó phốc sóc

Pomeranian là những em cún nhỏ đáng yêu với những phẩm chất và tính cách lớn. Các em như những người bạn nhỏ hướng ngoại, thích vui chơi. Tuy nhiên đôi khi lại hơi bướng bỉnh và không nghe lời. Vì thế các bạn cần huấn luyện các bé từ nhỏ để các bé ngoan ngoãn và nghe lời.

Mặc dù Pom rất hứng thú và tò mò với các điều mới lạ và rất độc lộc tìm tòi. Nếu các bạn quá cứng rắn hay hung dữ thì sẽ tạo ra kết quả trái ngược, các bé sẽ càng không nghe lời hơn. Bạn cần lựa thái độ mềm mỏng phù hợp, cứng rắn đúng lúc, nhẹ nhàng vừa phải. 

Bạn cần có kiên trì và tình cảm hết lòng cho cún cưng vì lúc đầu các bé chưa thể nghe theo khuôn phép mà bạn đặt ra. Với mỗi bài học thì từ từ và huấn luyện cho bé, lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé quen sẽ dần hình thành các thói quen tốt. 

Mỗi lần các bé nghe lời và làm theo bạn, hãy thưởng các phần thưởng nhỏ hoặc vuốt ve khen ngợi bé một chút. Như vậy sẽ tạo ra khích lệ rất lớn và bé có thể nhận thức được đó là điều bé nên làm. Tuy đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả không ngờ đó.

Đôi lúc các bé sẽ có phần ương ngạnh và khó bảo. Những lúc như vậy bạn có thể nghiêm khắc hơn. Nhưng không nên sử dụng đòn roi hay quát tháo quá mạnh bạo. 

Các em Pom không được huấn luyện hay huấn luyện sai cách dễ mắc phải hội chứng chó nhỏ. Dẫn đến cách hành vi và tâm lý không đúng. Không nên giữ hay nhốt các bé khư khư một chỗ. Nên cho Pom đi đến nhiều nơi khác nhau, tiếp xúc với các tình huống, con người và động vật khác nhau. Như vậy sẽ giúp bé thân thiện và bớt cảnh giác hơn. Cũng như giảm thiểu các trường hợp chó phốc sóc sủa quá nhiều và sủa sai.

Các vấn đề sức khỏe

Chú chó phốc sóc đáng yêu

Các chú chó đều có một số các vấn đề sức khỏe nhất định và Pom cũng không phải là ngoại lệ. Với tuổi thọ khá cao, khoảng 15 năm, các bé vẫn bị một số căn bệnh nhất định ảnh hưởng. Dưới đây là một số căn bệnh mà blogchomeo.com sẽ đề cập với bạn.

1. Bệnh sụp khí quản

  • Bé có các vấn đề về đường hô hấp và bị chứng khó thở.
  • Ống phổi ngày càng yếu. Khí quản bị biến dạng, mất hình dạng ống thông thường. 

2. Các vấn đề về đầu gối

Khi vận động nhiều gây chấn thương. Đầu gối bị chệch khỏi vị trí ban đầu. Dẫn đến đi lại khó khăn, khập khiễng, mất thăng bằng. Chú ý đưa đến phòng khám thường xuyên để kiểm tra.

3. Bệnh dẹt chỏm xương đùi

  • Tình trạng này khiến phần đầu xương phía sau xương ống không được cung cấp lượng máu đầy đủ. Một thời gian dài sẽ khiến vị trí này bị phân hủy.
  • Thường gặp ở các bé từ 4 đến 6 tháng tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là đi lại khó khăn và khập khiễng.
  • Có thể điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ phần đầu xương chân. Sau đó bé sẽ bình phục và quay về cuộc sống bình thường.

4. Các bệnh về mắt và tim mạch

  • Một trong các bệnh thường gặp ở chó phốc sóc là xảo võng mạc, vấn đề về nước mắt và đục thủy tinh thể.
  • Một vấn đề tim mạch có thể mắc phải là liên quan đến ống động mạch. Pom cũng có thể mắc một số bệnh về tuyến giảm và biến đổi bất thường với hormone tăng trưởng.

5. Các bệnh ngoài da

Một số các bệnh các em thường mắc phải là bệnh da đen, da voi, mất lông nghiêm trọng hoặc là bị rụng lông do di truyền. 

Nếu bị rụng lông thì sẽ bị trên toàn cơ thể. Một chú phốc sóc có điểm nổi bật là bộ lông tuyệt đẹp. Thử tưởng tượng em ấy bị mất lông trên cả người thì có bao nhiêu là đáng buồn? Vì thế nếu em có dấu hiệu gì đó không ổn thì hãy mang em đến các phòng khám ngay và luôn nhé.

Cập nhật bảng giá chó phốc sóc

Chú chó phốc sóc lông trắng kiêu hãnh

Giá của các em phốc sóc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, màu lông, nguồn gốc, bố mẹ,… Có thể được chia ra thành các mốc giá dưới đây:

  • Dưới 6 triệu: Ở mức giá này hầu như là không có hoặc khá ít. Các em này thường không đẹp hoặc không được nhanh nhẹn hoặc chủ nhân muốn bán nhanh. Cũng có thể đây là chó lai hoặc có một số các vấn đề về sức khỏe. 

Các em phốc sóc lai được đề cập bên trên như lai Beagle, lai Bắc Kinh hay Nhật,… thì giá chỉ rơi vào khoảng từ 1 đến 3 triệu.

  • 7 – 9 triệu: Đây là những em giá rẻ và khá phổ biến ở Việt Nam. Là Pom thuần chủng, sinh tại Việt Nam, khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên có thể không được gắn chip và có các giấy tờ cần thiết.
  • 9 – 12 triệu: Poms thuần chủng Việt Nam, không có giấy tờ đầy đủ. 
  • 12 – 15 triệu: Sinh tại Việt Nam, thuần chủng 100%. Có giấy tờ được VKA chứng nhận, có gia phả kèm theo. Thường chỉ được bán tại các trung tâm, trại chó, tiệm thú cưng lớn và uy tín.

Ngoài ra với Poms được nhập từ Thái hay các nước châu Âu và Mỹ sẽ có mức giá cao hơn. Các bé Pomeranian Thái có độ thuần chủng cao, được Hiệp hội chó Thái công nhận có mức giá từ 10 đến 20 triệu. Các em từ châu Âu và châu Mỹ giá khá cao, không dưới 50 triệu. Thêm vào đó còn có các chi phí phát sinh như chi phí đi lại, vận chuyển về đến Việt Nam. Các em này thường không có sẵn, nếu muốn mua thì bạn cần liên hệ với một trung tâm làm trung gian để nhập các em về.

Dưới đây là một bảng giá chó phốc sóc tham khảo:

Màu sắcCún đựcCún cái
Trắng8.000.0008.500.000
Đen11.000.00011.500.000
Vàng kem9.000.0009.000.000
Partly9.000.0009.500.000
Cam9.000.0009.500.000
Black and tan13.000.00013.000.000
Blue Merle20.000.00020.000.000

Nuôi một em chó phốc sóc không những có thể trông nhà mà còn là một người bạn trung thành đáng tin cậy. Vậy còn chần chừ gì mà không sở hữu ngay một em cún cưng đáng yêu như thế nhỉ?

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận